Kem trộn là gì đang là một trong những câu hỏi đáng lo ngại nhất đang được nhiều chị em quan tâm tìm kiếm trên các diễn đàn làm đẹp. Nhưng thực tế nhiều chị em phụ nữ vẫn chưa thật sự hiểu rõ về công dụng cũng như tác hại kem trộn được bán trôi nổi trên mạng làm ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. Cùng mình tìm câu trả lời cho thắc mắc về khái niệm kem trộn là gì ngay bài viết bên dưới nhé!
Kem trộn là gì?
Khái niệm kem trộn được hiểu là loại kem chuyên làm trắng da nhanh chóng thường được sản xuất tại nơi không rõ nguồn gốc, xuất xứ và ở đó người bán có thể dùng các loại bột trộn với nhau nhưng không theo công thức chuẩn nào cả. Thành phần kem trộn chủ yếu corticoid, aspirin, becozym và vitamin E.
Corticoid là thuốc bôi ngoài da có công dụng ngừa viêm hiệu quả nên thường dùng bôi thoa ngoài da để làm giảm đỏ, ngứa, ban sẩn, eczema, viêm da tiếp xúc, vẩy nến, phát ban, côn trùng đốt….. Corticoid có trong kem trộn có chức năng ức chế hệ miễn dịch của da, làm da trông căng sáng, láng mịn mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 24 giờ.
Làm nhà “sáng chế” ra một loại kem trộn với công thức đơn giản mà không cần tốn kém chi phí làm giấy tờ chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng thì chắc 1 giờ đồng hồ đã có cả trăm shop mỹ phẩm mở bán. Dù cho dùng kem trộn có hiệu quả trắng sáng cấp tốc đi chăng nữa thì về lâu dài có ai dám chắc được làn da có bị tổn hại bên trong không.
Kem trộn vẫn đang được nhiều shop mỹ phẩm livestream quảng cáo, PR rầm rộ về việc làm trắng da cấp tốc chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, khiến cho biết bao chị em bị mắc “một cú lừa” vừa mất tiền vừa làm da tổn thương trầm trọng. Sau hàng loạt những tai tiếng thì dường như việc xài kem trộn vẫn chưa ngừng hot vì vẫn còn một số nhóm nhỏ tin dùng loại mỹ phẩm “thần thánh” này.
Kem trộn thành phần gồm những gì?
Trong thành phần kem trộn có chứa các hoạt chất như Hydroquinone, Corticoid, Lode, Hydrogen Peroxide, Aspirin pH8,…nếu như bạn vô tình sử dụng quá liều lượng cho phép thì hậu quả gây ra cho làn da vô cùng nghiêm trọng.
Thành phần Corticoid
Corticod được người ta nhắc đến với cái tên dân dã là viên thuốc “hạt dưa” hay còn có tên gọi khác là Dexamethasone, nhiều người quen gọi là viên “đề xa” – một loại thuốc corticoid, bởi nó có công dụng “thần kì” uống đâu là bệnh hết đến đó, nhưng khi ngưng sử dụng sức khỏe trở lại ban đầu.
Kem trộn có chứa corticoid khi bạn bạn thoa lên da mặt thì lập tức nó tác động sâu vào da kích trắng làn da một cách tức thời chỉ sau khi thức dậy. Nghe thật khó tin nhưng nhiều chị em đang cho rằng mình đã lựa chọn đúng loại mỹ phẩm chính hãng nhưng thực chất da bạn đang bị tấn công “ngầm” bên trong da, khiến da bạn bị kéo căng quá mức, mất đi nếp nhăn tự nhiên của da, bạn có thể kiểm chứng bằng cách soi da.
Hydroquinone
Vào thời điểm năm 1936, ở Đức đã nghiên cứu thành công về việc Hydroquinone đánh bay màu con mèo mun. Kể từ 15 năm kế tiếp cũng xảy ra trường hợp tương tự ở các anh công nhân ở nhà máy hóa chất. Đặc biệt nó có khả năng rửa phim được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực điện ảnh.
ThS-BS Lê Thái Vân Thanh, Bộ môn Da liễu, ĐH Y Dược TP.HCM cũng có lời khuyên về việc không nên lạm dụng chất Hydroquinone quá liều để làm trắng da cấp tốc khiến phá hủy toàn bộ các tế bào tạo nên sắc tố da, chưa kể có thể gây nên bệnh tai biến, da xám nâu (Ochronosis) – bệnh do lắng đọng sắc tố xanh đen và mãi không khỏi được.
Iode
Iode đọc dễ hiểu hơn là I-ốt, nó thuộc loại gia vị quen thuộc trong các món ăn hàng ngày. I-ốt trong kem trộn nằm ở dạng nguyên tố đơn chất, nằm ngoài bảng nguyên tố hóa học nên dễ gây hại cho làn da.
Hydrogen Peroxide
Hydrogen Peroxide có tên gọi phổ biến hơn là “Oxy già” là một chất sát khuẩn thường được dùng cho các vết thương ngoài da và có trong các chất tẩy nhuộm tóc. Hơn nữa nó được sử dụng trong các loại mỹ phẩm như kem trộn, xóa nốt ruồi, triệt nám, tàn nhang, đồi mồi,..Lưu ý nếu bạn lạm dụng quá mức thì khiến da bạn có nguy cơ bị bào mòn, nhiễm độc trầm trọng…
Aspirin
Aspirin có tên gọi khác là Acid Salicylic được bào chế làm thuốc bạt sừng trong nghành y học. Do đó khi bôi thoa loại chất này lên làn da thì dễ làm mỏng da non, tổn thương sâu, càng về sau da dễ xuất hiện nhiều vết nhăn nheo, kém săn chắc hơn.
Kem trộn được sản xuất như thế nào?
Theo như thông tin trên mạng thì các loại kem trộn được “bào chế” bằng các thành phần kem trộn như đã nói trên, các bước thực hiện thì vô cùng đơn giản được làm hoàn toàn bằng thủ công kết hợp các loại kem, bột mịn của nhiều thương hiệu khác nhau, sau đó cho hỗn hợp vào lọ hay hủ nhựa tùy vào dung tích của sản phẩm. Hình thức bao bì thì có thể “trá hình” để tên nước ngoài, tên người nổi tiếng để tăng độ uy tín cho thương hiệu của mình.
Trắng trợn hơn là nhiều chủ shop còn tự tin quay video livestream các công đoạn trộn kem và bôi trét lên da để thể hiện đây là sản phẩm chất lượng, chính hãng. Nhiều chị em nghe quảng cáo cũng hấp dẫn và giá cả lại phải chăng nên chốt đơn ầm ầm, còn làm đại lý.
Xem thêm: Tuy nhiên, kem trộn cũng không hoàn toàn có hại nếu bạn áp dụng công thức chuẩn chỉnh, được tư vấn bởi những người có kiến thức chuyên môn và sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần theo tỷ lệ thích hợp. Tham khảo ngay công thức trộn kem body siêu trắng không bết rít an toàn để không có cái nhìn khắt khe về kem trộn.
Cách nhận biết kem trộn
Hiện nay bạn muốn mua các loại kem trộn có giá rẻ và có hiệu quả làm trắng nhanh chóng thì chỉ cần lên facebook search từ khóa kem trộn là gì, nơi bán kem trộn,… là ra hàng loạt các thương hiệu lớn nhỏ, tha hồ lựa chọn phù hợp với túi tiền. Nhưng kết quả da trắng thật hay trắng ảo thì một thời gian sau sẽ rõ. Để có thể phân biệt được các loại kem trộn có chính hãng hay không thì bạn có thể xem ngay 5 mẹo dưới đây.
- Nhận biết qua màu sắc: Bạn dễ dàng thấy được loại kem trộn nào là hàng giả thông qua các màu sắc chủ đạo thường gặp trên thị trường mỹ phẩm như màu hồng phấn hoặc hơi hồng, màu vàng tươi hoặc hồng vàng. Còn lại các dòng mỹ phẩm chính hãng có màu trắng đục, trong hoặc không màu.
- Nhận biết qua mùi thơm: Đối với các dòng mỹ phẩm thật sẽ có mùi hương thoang thoảng, nhẹ dịu không có hắc, gây khó chịu như kem trộn. Hầu như các dòng mỹ phẩm chính hãng đều có mùi hương thoang thoảng dễ chịu, còn hàng kém chất lượng mùi hơi hăng, gây khó chịu.
- Nhận biết qua cảm giác khi thoa: Bạn có thể lấy một lượng nhỏ test thử trên tay và cảm nhận xem chất kem có bị bết dính, dễ tệp vô làn da không, nếu chờ qua 5 phút mà kem chưa thấm thì biết ngay là xài kem trộn fake rồi bạn nha.
- Nhận biết qua hiệu quả: Người ta bảo tiền nào của nấy thế nhưng với dòng mỹ phẩm AUTH sẽ mất khoảng 4-6 tuần để da bắt đầu có cải thiện trắng hơn, mịn hơn, còn ngược lại kem trộn sẽ có hiệu quả ngay sau 1 đêm sử dụng.
- Nhận biết qua mẫu mã: Các thương hiệu lớn thường đầu tư mạnh vào khoản bao bì, nhãn mác để tăng độ uy tín, với dòng kem trộn nhìn chung màu sắc, kiểu dáng, thông tin sản phẩm không đầy đủ.
Tác hại của kem trộn đến da và sức khỏe
Nhìn chung mặc dù dùng kem trộn có hiệu quả trắng mịn, hồng hào hơn nhưng bên trong vẫn tiềm ẩn không ít tác hại của kem trộn mang lại cho làn da. Để dễ nắm rõ hơn hậu quả mà các loại kem trộn có chứa corticoid gây cho da, bạn theo dõi ngay sau đây:
- Ảnh hưởng thị lực: Nếu bạn vô tình thoa kem trộn làm lan trên vùng mắt thì có thể khiến các hợp chất không tốt sẽ tác động trực tiếp vào mắt gây hại đến giác mạc, giảm thị lực của bạn.
- Tác dụng ngược cho da: Việc sử dụng quá nhiều và liên tục kem trộn lên làn da cũng mình thì da càng trở nên trắng nõn nà, nhưng nếu ngưng lại thì nó lập tức có phản ứng ngược và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da.
- Gây viêm da: Để đạt được hiệu quả trắng tức thì thì da khó tránh các tác dụng phụ như da bỏng rát, sần sùi, xuất hiện vết nhăn nheo, gây khó chịu,…
- Bào mòn da: Khó tránh làn da của bạn dần nhạy cảm, dễ bắt nắng, bỏng rát khi tiếp xúc với ánh nắng, tia UV,…Đồng thời mất đi lớp bảo vệ da khỏi tác động xấu của môi trường.
- Vấn đề sức khỏe của bạn có thể bị đe dọa nếu lượng corticoid thẩm thấu vào bên sâu trong da làm làm giảm sức đề kháng, viêm dạ dày, tăng huyết áp, nhiễm trùng máu,…vô cùng nguy hiểm các bạn ạ.
Những dấu hiệu cho thấy da đã bị nhiễm Corticoid
Làm thế nào để bạn có thể nhận biết làn da bạn đang bị nhiễm Corticoid do dùng kem trộn để kịp thời chữa trị. Đừng lo đọc ngay 4 cấp độ nhiễm Corticoid sau sẽ giúp bạn tìm ra liệu pháp phù hợp cho làn da.
- Dấu hiệu nhiễm Corticoid ở cấp độ 1:
Ở giai đoạn này, bạn có thể dần cảm giác vùng da nhiễm Corticoid ngứa ngấy, rát nhẹ và da cũng thô ráp hơn. Với mức độ này còn nhẹ chưa quá nguy hiểm cho làn da nên.
- Dấu hiệu nhiễm Corticoid ở cấp độ 2:
Đối với giai đoạn 2, làn da của bạn đang ở tình trạng “báo động đỏ” và bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như sau:
+ Làn da có triệu chứng như nổi mụn bọc, gây đau rát, bỏng da nặng nề có thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
+ Nó bắt đầu tràn lan ở vùng da lân cận và gây thương tổn trầm trọng cho làn da bị nhiễm Corticoid.
+ Da bị sần sùi, mẩm đỏ li ti kéo dài, càng về sau nó da càng tối màu hơn.
- Dấu hiệu nhiễm Corticoid ở cấp độ 3:
Vào cấp độ 3 rồi thì làn da đã bị thành phần corticoid thẩm thấu vào khá sâu gây tổn thương nghiêm trọng ở dưới lớp biểu bì da. Vì vậy bạn sẽ có cảm giác da bị ngứa ngấy muốn gãi mạnh, cực kì khó chịu khi tiếp xúc với nắng nóng.
- Dấu hiệu nhiễm Corticoid ở cấp độ 4:
Bước sang giai đoạn 4 da bạn bắt đầu tiết lượng dầu thừa mất kiểm soát, trông như “chảo dầu” đi kèm là hàng loạt loại mụn rủ nhau kéo đến làm tổ lên da mặt chị em.
- Dấu hiệu nhiễm Corticoid ở cấp độ 5:
Cảm giác làn da bị bỏng rát, tạo các lớp vẩy khô sần bong tróc trên da, những đám mụn nổi phồng lên như “vỡ trận” lên láng cả gương mặt, thậm chí có thể khiến hoại tử phần da bị tổn thương nặng.
Làm gì khi da bị nhiễm Corticoid do sử dụng kem trộn
Tình hình chung các loại kem trộn kém chất lượng đã gây ảnh hưởng và tác động xấu đến làn da, sức khỏe cơ thể của chị em phụ nữ. Bạn tuyệt đối không nên lơ là mà phải tìm ngay phương pháp điều trị và kiên trì sử dụng cho đến khi phục hồi tổn thương của làn da nhé.
Nếu làn da bạn đang ở mức nhiễm corticoid nhẹ chưa có gây tổn thương nhiều cho da thì bạn ngưng sử dụng ngay. Bên cạnh đó bạn cần đi đến địa điểm thăm khám da liễu để bác sỹ có thể tư vấn liệu trình điều trị da phù hợp cho mình. Để bạn có thể sớm chữa trị dứt điểm làn da bị nhiễm Corticoid của mình, thì đọc ngay các lưu ý ngay dưới đây:
Trường hợp bạn dùng kem trộn nhiễm corticoid mà không muốn tiếp tục dùng nữa có thể khiến da bị tác dụng ngược, kiểu như “sốc thuốc”. Điều đầu tiên là bạn phải tìm ngay bệnh viện da liễu để nhận tư vấn và soi da để có liệu pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó bạn có thể đến các hiệu thuốc gần nhà để nhờ dược sỹ tư vấn và bán thuốc bôi thoa ngoài, thuốc uống bổ trợ phù hợp vời tình trạng da của mình. Hơn nữa bạn cần lưu ý thêm về các bước chăm sóc da chuẩn khoa học ngay tại nhà dưới đây:
- Thực hiện quy trình chăm sóc da bằng các loại sữa rửa mặt, nước tẩy trang,… dịu nhẹ, an toàn lành tính phù hợp với loại da của mình.
- Hạn chế các loại chứa chất tẩy rửa gây hại cho tóc, làn da như sodium lauryl sulfate, menthol, hay camphor. Bên cạnh đó bạn có đang dùng các loại mỹ phẩm mà có cảm giác nó làm da bạn trở nên khô ráp, bong tróc. kich ứng,.. thì bạn nên dừng ngay hoặc đổi dòng dịu nhẹ khác sử dụng.
- Chú trọng hơn trong việc sử dụng các loại mỹ phẩm an toàn và phù hợp với loại da của mình. Có thể tìm các dòng sản phẩm lành tính ở các shop có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng.
- Hạn chế trang điểm khi không cần thiết, nếu bạn cần phải dùng thì nên dùng son dưỡng có màu, xịt khoáng, kem chống nắng nâng tone dịu nhẹ cho làn da.
- Tránh tuyệt đối đừng dùng tay sờ vào vùng da bị nhiễm corticoid để hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da gây nhiễm trùng càng nghiêm trọng cho làn da của bạn.
- Khi da bị tổn thương nặng nề do các thành phần độc hại thì bạn càng nên hạn chế tiếp xúc các môi trường có nhiệt độ cao, bụi bẩn, ẩm thấp.
- Nếu bạn có việc bắt buộc phải ra ngoài thường xuyên thì bên mặc áo khoác chống nắng, mũ vành to để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và đừng quên bôi kem chống nắng có chỉ số chống nắng từ SPF từ 30+ nhé.
- Việc giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, nhẹ nhàng sẽ góp phần hạn chế phần nào tình trạng nghiêm trọng của làn da.
- Bạn cũng cần lưu ý nếu đang có bệnh nền như đau dạ dày, tim mạch, huyết áp cao,… thì
- Một số loại thuốc nếu bạn đang sử dụng như thuốc điều trị các bệnh tim mạch, thuốc chống trầm cảm, vitamin B3,… cũng có thể khiến da bị mẩn đỏ, kích ứng, sưng tấy vì vậy hãy thăm hỏi ý kiến của bác sỹ da liễu với một số loại thuốc nhất định.
Lời kết
Đến đây thôi các bạn đã thực sự hiểu về khái niệm kem trộn là gì và tác hại của kem trộn rồi. Hy vọng bạn sẽ có cái nhìn thông minh hơn về việc nhận diện được đâu là dòng mỹ phẩm chính hiệu và đâu là dòng kem trộn “dỏm”. Bên cạnh đó trên thị trường vẫn còn một số đơn vị vẫn đang sản xuất ra các dòng kem trộn kém chất lượng như webtretho, bảo lâm,…Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ các tài liệu về thành phần mỹ phẩm an toàn, lành tính cho làn da và sức khỏe cơ thể nhé.
Xin chào, mình là Trâm Anh.
Cũng như mọi người mình rất thích tự tìm tòi các cách làm đẹp ngay tại nhà, và blog này la nơi lưu giữ và chia sẻ những kiến thức làm đẹp mình biết được. Hy vọng bạn sẽ tìm được những bài viết hữu ích.